Gợi ý các phương án thiết kế cầu trục nhà xưởng phù hợp với nhu cầu, quy mô nhà xưởng. Giúp chủ đầu tư tham khảo, dự kiến lựa chọn được loại cầu trục, cổng trục phù hợp với nhà xưởng, nhà kho của mình
Vai trò của cầu trục trong nhà xưởng
Cầu trục là thiết bị nâng – hạ, di chuyển hàng hoá, vật nặng một cách an toàn, đảm bảo. Cầu trục, cổng trục mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:
- Cầu trục có hiệu quả làm việc cao nhiều so hơn sức người. Giúp giảm nhân công, tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cho chủ đầu tư.
- Có thể làm việc với cường độ cao. Vận chuyển một khối lượng lớn hàng hoá cùng 1 lúc.
- Vận hàng đơn giản
Các phương án thiết kế cầu trục nhà xưởng
Do mỗi loại hình kinh doanh và nhu cầu khác nhau của mỗi doanh nghiệp. Vậy nên mỗi nhà xưởng sẽ yêu cầu một loại cầu trục, cổng trục khác nhau.
Cầu trục dầm đơn
Đây là loại cầu trục nhà xưởng có thiết kế nhỏ gọn, chế tạo nhanh, dễ dàng lắp đặt kể cả ở những nơi có hạn chế về không gian. Cầu trục dầm đơn có tải trọng từ 500kg – 20 tấn.
Cầu trục dầm đơn là sự lựa chọn hàng đầu cho các nhà xưởng có diện tích vừa và nhỏ. Có yêu cầu về tải trọng nâng hạ thấp (dưới 20 tấn) với mức đầu tư thấp mà vẫn có một thiết bị nâng hạ hiệu quả.
Cầu trục dầm đơn 5 tấn
Xem thêm: Cầu trục dầm đơn, ứng dụng và thông số kỹ thuật
Cầu trục dầm đôi
Cấu tạo của cầu trục dầm đôi gồm 2 dầm chủ liên kết với 2 dầm biên, tạo thành một kết cấu vững chắc, chịu tải lớn. Cầu trục dầm đôi có tải trọng lên đến 100 tấn.
Thiết kế của cầu trục dầm đôi gọn nhẹ, bền bỉ. Dễ dàng lắp đặt, bảo dưỡng và sử dụng.
Cầu trục dầm đôi thường được sử dụng rộng rãi trong các nhà xưởng sản xuất cần nâng – hạ vật từ 10 tấn trở lên hoặc yêu cầu chỉ số an toàn cao như các nhà máy nhiệt điện, gang thép,…
Cầu trục dầm đôi
Xem thêm: Cầu trục dầm đôi dùng palang, Cầu trục dầm đôi dùng gầu ngoặm, cầu trục dầm đôi dùng gầu xe con
Cầu trục chữ A (Cổng trục)
Là loại cầu trục có hình dạng giống hình chữ A nên được gọi là cầu trục chữ A. Loại cổng trục này di chuyển trên đường ray được đặt cố định dưới mặt đất. Cầu trục chữ A có nhiều ưu điểm như: chiều cao nâng hạ không phụ thuộc vào kết cấu hay diện tích nhà xưởng. Có tải trọng lớn, nâng hạ được hàng hoá nặng tới vài nghìn tấn. Dễ dàng tháo lắp, sửa chữa. Có thể linh hoạt thay đổi cấu tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Loại cổng trục này thường được các doanh nghiệp có quy mô nhà xưởng lớn lựa chọn lắp đặt.
Cầu trục chữ A
Xem thêm: Cổng trục dầm đơn, cổng trục dầm đôi
Bán cổng trục
Là sự kết hợp của cầu trục và cổng trục. Thiết kế của bán cầu trục có đặc điểm là có một đường ray đặt dưới nền nhà xưởng. Đường ray còn lại đặt trên cao (dầm bê tông hoặc dầm tổ hợp). Nhờ thiết kế này, bán cổng trục có thể tận dụng tối đa không gian nhà xưởng và tối ưu chi chi phí.
Bán cổng trục thường được sử dụng để bốc xếp hàng hoá trong nhà xưởng, kho bãi.
Bán cổng trục
Xem thêm: Bán cổng trục và các công trình bán cổng trục An Thịnh thi công
Cầu trục quay
Cấu tạo cầu trục quay bảo gồm: thân cột, dầm chính, cơ cấu quay, palang,..
Cầu trục quay có thể nâng- hạ, di chuyển hàng hoá có kích thước và tải trọng lớn trong bán kinh hoạt động của nó. Đây là điều mà các loại cầu trục khác khó có thể thực hiện được.
Cầu trục quay phù hợp với những nhà xưởng sửa chữa, bốc dỡ, nhà xưởng yêu cầu nâng-hạ tại những nơi có vị trí đặc biệt,..
Cầu trục quay
Xem thêm: Cầu trục quay và các thông số kỹ thuật
Cầu trục monorail
Có hệ dầm là đường ray đơn thẳng hoặc cong tuỳ theo nhu cầu, vừa là dầm đỡ vừa là đường dẫn. Cầu trục monorail có thiết kế giúp tiết kiệm tối đa không gian, thanh dầm chính nhỏ có tính thẩm mỹ hơn cầu trục truyền thống.
Do kiểu dầm nhỏ nên cầu trục monorail có tải trọng trung bình và nhỏ, phù hợp lắp đặt trong các nhà máy giấy, nhà máy hoá chất, nhà máy xử lý nước thải. Hoặc các dây chuyền sản xuất, lắp ráp động cơ, máy móc và các dây chuyền tự động khác.
Cầu trục monorail
Xem thêm: Các thông số cơ bản của cầu trục cần phải biết khi lắp đặt
Trước khi quyết định thiết kế, lắp đặt cầu trục – cổng trục, chủ đầu tư cần phải cân nhắc kỹ càng về loại cầu trục, kiểu dáng, tải trọng, mức giá,… để sở hữu được 1 thiết bị cầu trục phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhà xưởng và trong ngân sách cho phép. Hi vọng những thông tin trên đây của An Thịnh đã cung cấp một số kiến thức cần thiết. Giúp chủ tư đầu tư xác định được phương án thiết kế cầu trục nhà xưởng hợp lý nhất.
Xem thêm: Hướng dẫn chọn chế độ làm việc của cầu trục theo tiêu chuẩn FEM, ISO