An Thịnh sẽ làm rõ hơn những ưu nhược điểm của cầu trục dầm đơn, cầu trục dầm đôi giúp chủ đầu tư có thể đưa ra lựa chọn hợp lí cho nhà xưởng của mình.
Hiện nay cầu trục đang là thiết bị khá phổ biến trong hoạt động sản xuất, đặc biệt là trong những ngành công nghiệp nặng, bởi khả năng nâng hạ những vật có khối lượng lớn, cồng kềnh một cách dễ dàng, hiệu quả. Hai loại cầu trục đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là cầu trục dầm đôi và cầu trục dầm đơn. Tùy thuộc vào khối lượng hàng hóa, kích thước nhà xưởng, trong từng lĩnh vực sẽ lựa chọn cầu trục dầm đôi hay cầu trục dầm đơn.
Ở bài này An Thịnh sẽ làm rõ hơn những ưu nhược điểm của từng loại giúp chủ đầu tư có thể đưa ra lựa chọn hợp lí cho nhà xưởng của mình: cầu trục dầm đôi hay cầu trục dầm đơn.
Cầu trục dầm đơn 5 tấn ở KCN Quang Minh Hà Nội
So sánh cầu trục dầm đơn và cầu trục dầm đôi
Cả cầu trục dầm đơn và cầu trục dầm đôi hiện nay đều được nhiều nhà xưởng, nhà máy sử dụng nhờ cấu tạo cầu trục đơn giản, dễ lắp đặt, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng.
Điểm giống nhau giữa cầu trục dầm đơn và cầu trục dầm đôi
Cấu tạo cầu trục dầm đôi và cầu trục dầm đơn hiện đều được cấu thành từ một số bộ phận cơ bản như:
- Dầm chính của hai loại cầu trục sử dụng có dạng dầm hộp. Chúng được sản xuất từ chất liệu thép có 1 lớp sơn chống gỉ và 2 lớp sơn màu. Mục đích là để đảm bảo độ bền, chắc chắn và đồng thời ngăn ngừa những tác động từ môi trường, nhiệt độ ảnh hưởng đến thiết bị.
- Dầm biên hay cơ cấu di chuyển cầu trục. Dầm biên được liên kết với dầm chính tạo nên một bộ khung vững chắc cho cầu trục thông qua liên kết bu lông, đai ốc cường độ cao.
- Palang sẽ có nhiệm vụ neo giữ, nâng hạ và di chuyển các hàng hóa đến được vị trí theo điều khiển.
- Hệ thống điện gồm có hệ cấp điện palang (hệ điện ngang), hệ cấp điện cầu trục (hệ điện dọc) và tủ điện điều khiển sẽ cung cấp nguồn điện, điều khiển hoạt động của cầu trục.
- Hệ thống đường ray di chuyển là ray P hoặc ray vuông được hàn trên dầm chạy được lắp đặt dựa theo chiều dài của nhà xưởng.
Thiết kế cầu trục dầm đơn
Điểm khác biệt giữa cầu trục dầm đơn với dầm đôi
Mặc dù cả hai thiết bị cầu trục đều có những bộ phận chính như nhau nhưng vẫn sẽ có điểm khác biệt, nổi bật nhất chính là ở hai bộ phận là thiết bị nâng hạ và dầm chính.
- Dầm chính của cầu trục dầm đơn chỉ có một dầm duy nhất. Chúng có nhiều kiểu kết cấu như hình chữ I,,, tổ hợp. Trong khi đó dầm chính của cầu trục dầm đôi được tạo nên bởi hai dầm chính, chúng được đặt song song với nhau và có thông số kỹ thuật giống hệt nhau.
- Việc sử dụng cùng lúc hai dầm chính ở cầu trục dầm đôi giúp tăng khả năng chịu lực của cầu trục được tốt hơn. Đây là nguyên nhân vì sao mà cầu trục dầm đơn chỉ có tải trọng tối đa 32 tấn, còn với cầu trục dầm đôi thì có thể chịu được tải trọng lên đến 320 tấn.
- Điểm khác biệt tiếp theo thể hiện ở cơ cấu nâng hạ. Palang của cầu trục dầm đơn được đặt bên cánh dưới dầm chính cầu trục. Còn cầu trục dầm đôi lại được đặt ở phía bên trên đỉnh dầm chính cầu trục, có thể dùng Palang dầm đôi hoặc xe con cầu trục.
Cầu trục dầm đôi 90 tấn dùng xe con cầu trục
Ưu và nhược điểm của thiết kế cầu trục dầm đơn và cầu trục dầm đơn
Thiết kế cầu truc dầm đơn
Ưu điểm
- Ít tốn kém hơn do thiết kế đơn giản hơn, giảm chi phí vận chuyển hàng hóa, lắp đặt đơn giản và nhanh hơn, và tốn ít vật liệu hơn cho cầu trục và hệ dầm đường chạy.
- Lựa chọn kinh tế nhất cho cầu trục hạng nhẹ đến hạng trung.
- Giảm tải trọng lên kết cấu hoặc nền móng của tòa nhà do trọng lượng giảm. Trong nhiều trường hợp, nó có thể được hỗ trợ bởi cấu trúc nhà hiện có mà không cần sử dụng thêm các cột hỗ trợ.
- Dễ dàng lắp đặt, bảo trì và bảo dưỡng hơn.
- Lý tưởng cho nhà xưởng, nhà kho, bãi nguyên liệu, cơ sở sản xuất và chế tạo
- Tải trọng nhẹ hơn trên đường chạy hoặc dầm có nghĩa là dầm và bánh xe ít bị mài mòn theo thời gian
- Lựa chọn tuyệt vời cho các cơ sở có khoảng không trên đầu thấp.
Nhược điểm
- Palăng được treo dưới dầm chính nên chiều cao nâng bị hạn chế hơn so với cầu trục dầm đôi.
- Trên một dầm cầu trục tiêu chuẩn, palang đang chạy có thể gây mòn sớm tấm đáy của dầm.
- Các tính năng đặc biệt như sàn thao tác, đèn chiếu sáng và các thành phần tích hợp thêm có thể đắt tiền hoặc khó kết hợp.
Cầu trục dầm đơn 5 tấn
Thiết kế cầu trục đầm đôi
Ưu điểm
- Chiều cao móc lớn hơn – Palăng, xe con sẽ nâng được cao hơn so với sàn (thường cao hơn 1,2-1,8 m với dầm đơn).
- Không có giới hạn đối với nhịp hoặc tải trọng nâng
- Lý tưởng cho sản xuất và vận chuyển thiết bị nặng.
- Lý tưởng để thường xuyên nâng tải nặng.
- Các tính năng bổ sung như sàn thao tác,bảo trì và đèn chiếu sáng có thể được bổ sung và hỗ trợ bởi thiết kế dầm đôi.
- Có thể được sử dụng trong các trong các ngành công nghiệp nặng như khai thác mỏ, sắt và thép…
Nhược điểm
- Đắt hơn do chi phí vật liệu tăng thêm, kết cấu hỗ trợ bổ sung và các bộ phận cầu trục phức tạp hơn.
- Các chi phí bổ sung liên quan đến vận chuyển hàng hóa và lắp đặt cầu trục so với cầu trục dầm đơn.
>>>Xem thêm: Các loại cầu trục dầm đơn, cầu trục dầm đôi từ 1 tấn đến 320 tấn An Thịnh cung cấp