Cổng trục là một trong những thiết bị nâng hạ quan trọng trong các ngành công nghiệp. Với khả năng nâng hạ và di chuyển chuyển hàng hóa nặng, cổng trục là thiết bị không thể thiếu cho các nhà xưởng, cơ sở công nghiệp muốn tăng hiệu suất làm việc và tối ưu hóa quá trình sản xuất. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng của cổng trục trong công nghiệp.
Cấu tạo của cổng trục
Cổng trục là một biến thể của cầu trục, có hình dạng giống như một chiếc cổng có hai chân đứng và xà ngang vắt qua. Cổng trục có khả năng nâng hạ hàng hóa có tải trọng lên đến 500 tấn, hoạt động linh hoạt và làm việc được ở trong môi trường khắc nghiệt. Cấu tạo cơ bản của cổng trục gồm có:
- Dầm chính: là phần chịu lực chính của thiết bị, có kết cấu kiểu hộp hoặc giàn.Dầm cổng trục có hai loại là dầm đơn hoặc dầm đôi.
- Chân cổng trục: Được thiết kế dạng chữ A
- Cơ cấu di chuyển: Dầm biên gồm 4 cụm bánh xe (2 bánh chủ động, 2 bánh bị động), động cơ dầm biên, hộp giảm tốc, phanh,…
- Hệ thống điện: tủ điện, hệ thống cáp dẹp máng C, hệ thống ray điện an toàn,….
- Cơ cấu nâng hạ: palang cáp điện , palang xích điện, xe con,…
- Thiết bị điều khiển: điều khiển từ xa/ cabin.
Cấu tạo cổng trục
Phân loại cổng trục
Phân loại cổng trục theo tên gọi
- Cổng trục chữ A
- Cổng trục dầm đơn
- Cổng trục dầm đôi
- Cổng trục chân dê
- Cổng trục cẩu container
- Bán cổng trục
- Cổng trục đẩy tay
Phân loại theo kết cấu
- Cổng trục có hai đầu công xôn
- Cổng trục có một đầu công xôn
- Cổng trục không có công xôn
Phân loại theo công dụng
- Cổng trục có công dụng chung: chuyên dùng để vận chuyển hàng hoá, xếp dỡ vật liệu,…
- Cổng trục chuyên dùng lắp ráp: được sử dụng để lắp ráp các thiết bị máy móc, các công trình xây dựng như xây dựng cầu, đường, tòa nhà,…
- Cổng trục chuyên dụng: Có sức nâng và khẩu độ lớn.
Phân loại cổng trục theo tải trọng, khẩu độ
- Cổng trục dầm đơn/ dầm đôi: 3 tấn, 5 tấn, 10 tấn, 15 tấn, 20 tấn,….500 tấn.
- Cổng trục khẩu độ: 5m, 10m, 15m, 20m,…
Một số loại cổng trục
Nguyên lý làm việc của cổng trục
- Nguyên lý cơ bản: Cổng trục hoạt động dựa trên nguyên lý cơ học và cơ điện tử. Khi động cơ hoạt động, động cơ điện truyền động quá trục truyền động tới các hộp giảm tốc, rồi truyền chuyển động cho bánh xe di chuyển cổng trục. Hệ thống truyền động sẽ điều khiển cơ cấu nâng hạ và cáp nâng để nâng hoặc hạ hàng hóa.
- Nguyên lý an toàn: Cổng trục được trang bị các thiết bị an toàn như cảm biến quá tải, cảm biến chuyển động và hệ thống phanh để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành. Các thiết bị an toàn này sẽ ngắt nguồn hoặc phát ra tín hiệu cảnh báo khi công trục nâng tải trọng quá định mức hoặc xảy ra tình huống nguy hiểm.
Ứng dụng của cổng trục trong công nghiệp
- Vận chuyển và nâng hạ hàng hóa: Cổng trục được sử dụng để vận chuyển và nâng hạ hàng hóa trong các ngành công nghiệp như xây dựng, đóng tàu, khai thác mỏ và sản xuất. Cổng trục giúp tăng hiệu suất và giảm thời gian trong quá trình vận chuyển và nâng hạ hàng hóa nặng, cồng kềnh.
- Xây dựng công trình: Cổng trục được sử dụng để xây dựng các công trình như cầu, nhà cao tầng, nhà máy… Thiết bị giúp di chuyển các vật liệu và thiết bị xây dựng nặng lên cao hoặc đến các vị trí đặc biệt.
- Sản xuất và gia công: Cổng trục được sử dụng trong các dây chuyền sản xuất và gia công để nâng hạ và di chuyển các thành phần, linh kiện hoặc sản phẩm thành phẩm. Giúp tăng hiệu suất và đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra một cách hiệu quả.
- Kho lưu trữ, logistics: Cổng trục cũng được sử dụng trong các kho lưu trữ, kho bãi, cảng biển để di chuyển và xếp dỡ các loại hàng hóa nặng.
Ứng dụng của cổng trục
Cổng trục là một thiết bị nâng hạ quan trọng trong công nghiệp, mang lại nhiều lợi ích về hiệu suất và tối ưu hóa quá trình sản xuất. Với cấu tạo chắc chắn, ứng dụng đa dạng, cổng trục đã trở thành một thiết bị không thể thiếu trong các ngành công nghiệp khác nhau. Việc hiểu rõ về cấu tạo, phân loại cổng trục, nguyên lý làm việc và ứng dụng của cổng trục sẽ giúp các doanh nghiệp và các xưởng sản xuất tối ưu hóa quy trình sản xuất và tăng cường hiệu suất làm việc.