An Thịnh xin chia sẻ các thông tin chi tiết về cơ cấu nâng hạ cầu trục. Giúp quý khách nắm rõ về thiết bị và sử dụng chúng một cách hiệu quả.
Giới thiệu cơ cấu nâng hạ cầu trục
Cơ cấu nâng hạ là bộ phận chính quan trọng của cầu trục. Đảm nhận nhiệm vụ nâng- hạ thay đổi độ cao của vật, di chuyển xe con trên dầm chính.
Cấu tạo cơ cấu nâng hạ cầu trục
Gồm các bộ phận chính sau
Xe cầu
Là một khung sắt hình chữ nhật, được thiết kế với khả năng chịu lực tốt. Cấu tạo gồm một dầm chính bằng thép, được đặt cách nhau một khoảng tương ứng với khoảng cách của bánh xe con, bao quang là một dàn khung. Hai dầm cầu được hàn cơ khí với hai dầm ngang tạo thành một khung hình chữ nhật trong mặt phẳng ngang. Các bánh xe của cầu trục được thiết kế trên các dầm ngang của khung.
Xe con
Là bộ phận đóng vai trò vận chuyển hàng hoá và chuyến động của cơ cấu- nâng hạ cầu trục. Tuỳ theo thiết kế cầu trục là dầm đơn hay dầm đôi mà xe con có thể nằm trên hoặc dưới dầm chính. Có thể lắp đặt một, hai hoặc ba cơ cấu nâng hạ dựa vào tải trọng và mục đích sử dụng . Thường là một cơ cấu nâng chính và còn lại là cơ cấu nâng phụ.
Cấu tạo cơ cấu nâng hạ cầu trục dầm đôi
Xem thêm: Cầu trục dầm đơn, Cầu trục dầm đôi dùng xe con
Cơ cấu nâng – hạ
Gồm có 2 loại chính
-Dùng cho cầu trục một dầm: Thường là palang điện có thể chuyển động dọc theo dầm chính, có vai trò nâng – hạ hàng hóa.
-Dùng cho các loại dầm đôi: Tùy vào môi trường làm việc, chế độ làm việc, vật cần nâng hạ có thể dùng palang dầm đôi hoặc xe con. Trên xe con có thế lắp đặt 1-3 cơ cấu nâng hạ, trong đó có 1 cơ cấu nâng hạ chính.
Xem thêm: Palang cáp điện dầm đôi, Palăng xích điện
Cơ cấu phanh hãm
Phanh cầu trục gồm 3 loại: Phanh guốc, phanh đĩa và phanh đai, các loại phanh trên đều có nguyên lý hoạt động cơ bản là giống nhau.
Cầu trục 3 tấn do An Thịnh lắp đặt
Xem thêm: Mẹo hay tiết kiệm chi phí lắp đặt cầu trục, cổng trục
Phân loại cơ cấu nâng hạ
Những thiết bị cầu trục có chức năng di chuyển, nâng – hạ vật là được gọi là cơ cấu nâng hạ. Dựa vào chức năng, tải trọng và yêu cầu của công việc mà cơ cấu nâng hạ được phân loại theo những tiêu chí khác nhau.
- Phân loại theo hình dáng bộ phận nâng hạ
-Cầu trục dùng móc tiêu chuẩn
-Cầu trục dùng gầu ngoạm
-Cầu trục dùng nam châm điện
- Phân loại theo chế độ làm việc
-Cầu trục nhẹ (TĐ%=10-15 %mỗi giờ đóng – cắt 60 lần)
-Cầu trục loại trung bình (TĐ%=15-25 %, mỗi giờ đóng – cắt 120 lần)
-Cầu trục loại nặng (TĐ%=40-60 %, mỗi giờ đóng – cắt 240 lần)
- Phân loại theo tải trọng cơ cấu nâng
-Tải trọng dưới 10 tấn ⇒ Loại nhẹ
-Tải trọng từ 10-15 tấn ⇒ Loại trung bình
-Tải trọng trên 15 tấn ⇒ Loại nặng
- Phân loại theo chức năng
-Cầu trục vận chuyển: sử dụng nâng – hạ vật không yêu cầu độ chính xác cao. VD: Các phân xưởng nhà máy chỉ có yêu cầu di chuyển, nâng – hạ cơ bản như kho hàng, cầu cảng,…
-Cầu trục lắp ráp: sử dụng nâng -hạ vật yêu cầu độ chính xác cao. VD: Các phân xưởng cơ khí, phân xưởng sản xuất thiết bị, máy móc,…
Cầu trục 15 tấn dầm đôi An Thịnh lắp đặt tại Nghệ An
Xem thêm: Các thông số cơ bản của cầu trục cần phải biết khi lắp đặt