Ở bài này An Thịnh so sánh cầu trục dầm đơn và cầu trục dầm đôi, sẽ làm rõ hơn những ưu nhược điểm của từng loại giúp chủ đầu tư có thể đưa ra lựa chọn hợp lí cho nhà xưởng của mình.
Hiện nay cầu trục đang là thiết bị khá phổ biến trong hoạt động sản xuất, đặc biệt là trong những ngành công nghiệp nặng, bởi khả năng nâng hạ những vật có khối lượng lớn, cồng kềnh một cách dễ dàng, hiệu quả. Hai loại cầu trục đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là cầu trục dầm đôi và cầu trục dầm đơn. Tùy thuộc vào khối lượng hàng hóa, kích thước nhà xưởng, trong từng lĩnh vực sẽ lựa chọn cầu trục dầm đôi hay cầu trục dầm đơn.
Cầu trục dầm đơn 5 tấn ở KCN Quang Minh Hà Nội
Cầu trục dầm đơn là gì?
Cầu trục dầm đơn là một máy nâng bao gồm một dầm chính duy nhất, được thiết kế đơn giản nhưng có hiệu quả nâng hạ cao. Loại cầu trục này thường bao gồm một dầm bắc qua nhà xưởng, với một cơ cấu nâng hạ chạy bên dưới dầm để di chuyển những vật có tải trọng nặng. Với dầm biên có bánh xe được trang bị ở hai đầu dầm, cầu trục dầm đơn có thể di chuyển dọc theo đường ray nhà xưởng. Vận chuyển vật nặng trong toàn bộ khu vực làm việc của nhà xưởng.
Ưu điểm và ứng dụng của cầu trục dầm đơn
Cầu trục dầm đơn đặc biệt phù hợp với các nhiệm vụ nâng hạ những tải trọng từ nhẹ đến trung bình của các nhà máy, nhà kho, dây chuyền sản xuất vừa và nhỏ. Thiết kế của cầu trục dầm đơn thích hợp với những không gian nhà xưởng có chiều cao hạn chế hoặc nhà xưởng có nhu cầu vận chuyển vật liệu nhanh chóng. Ưu điểm của thiết bị nằm ở cấu trúc nhẹ, giúp việc lắp đặt và vận hành tương đối đơn giản, đồng thời giảm tiêu thụ năng lượng.
Hạn chế của cầu trục dầm đơn
Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng cầu trục dầm đơn vẫn có những hạn chế nhất định. Do thiết kế một dầm cầu trục của cầu trục, thiết bị không phù hợp để xử lý những tải trọng cực lớn hoặc cách nhiệm vụ nâng hạ phức tạp. Tốc độ vận hành và chiều cao nâng của cầu trục dầm đơn cũng thấp hơn so với hệ thống cầu trục dầm đôi phức tạp hơn.
Thiết kế cầu trục dầm đơn
Cầu trục dầm đôi là gì?
Cầu trục dầm đôi gồm hai dầm chính song song với nhau, thiết kế này giúp cho cầu trục mang tải nặng hơn trong khi vẫn duy trì được sự chắc chắn, bền bỉ. Cầu trục dầm đôi thường được trang bị cơ cấu nâng và vận hành phức tạp hơn, cho phép vận hành trên phạm vi rộng hơn. So với cầu trục dầm đơn, thiết kế cầu trục dầm đôi cho phép nâng hạ với khẩu độ, chiều cao nâng lớn hơn, bao phủ một khu vực làm việc lớn hơn.
Ưu điểm và ứng dụng của cầu trục dầm đôi
Cầu trục dầm đôi là thiết bị nâng hạ không thể thiếu trong các ngành công nghiệp nặng. Đặc biệt là trong môi trường đòi hỏi khả năng chịu tải cao và ổn định như các nhà máy sản xuất lớn, nhà xưởng công nghiệp nặng, bến cảng, kho chứa hàng.
Ưu điểm chính của cầu trục nằm ở khả năng xử lý vật liệu nặng một cách an toàn và hiệu quả cao.
Hạn chế của cầu trục dầm đôi
Mặc dù cầu trục dầm đôi vượt trội hơn về hiệu suất nhưng thiết kế phức tạp của thiết bị lại đi kèm với chi phí cao hơn. Do trọng lượng và kích thước của mình, cầu trục dầm đôi yêu cầu cần có kết cấu đỡ chắc chắn và không gian làm việc lớn hơn. Ngoài ra, so với thiết kế dầm đơn, việc lắp đặt, điều chỉnh và sửa chữa cầu trục dầm đôi cũng phức tạp và tốn thời gian hơn. Do đó, với những trường hợp không yêu cầu xử lý vật liệu nặng thường xuyên, có thế cân nhắc sử dụng dầm đơn để tối ưu chi phí.
Cầu trục dầm đôi 90 tấn dùng xe con cầu trục
So sánh chi tiết cầu trục dầm đơn và cầu trục dầm đôi
So sánh tải trọng cầu trục dầm đơn với cầu trục dầm đôi
Tải trọng của cầu trục dầm đơn và cầu trục dầm đôi có sự khác biệt khá đáng kể. Cầu trục dầm đơn thường được thiết kế để nâng hạ vật có tải trọng từ nhẹ đến trung bình, với khả năng nâng tải từ 1 đến 20 tấn. Ngược lại, cầu trục dầm đôi do có kết cấu hai dầm nên có thể chịu tải nặng hơn, từ 5 đến 320 tấn. Sức mạnh và sự ổn định của cầu trục dầm đôi cũng thích hợp để xử lý những vật liệu cực nặng.
Chế độ làm việc
Chế độ làm việc là một tiêu chuẩn phân loại trong lĩnh vực cầu trục, thường dựa trên tình huống sử dụng và yêu cầu của công việc. Chế độ làm việc biểu thị thiết kế và hiệu suất của cầu trục, xác định độ an toàn của thiết bị trong các điều kiện vận hành khác nhau. Cầu trục, cổng trục thường được phân loại chế độ làm việc từ A1 đến A8 với mỗi phân loại đại diện cho các điều kiện và yêu cầu sử dụng khác nhau. Việc lựa chọn chế độ làm việc phù hợp cho cầu trục là rất quan trọng để đảm đảm thiết bị hoạt động ổn định, trơn tru.
Chế độ làm việc của cầu trục dầm đơn là từ A1-A5
Các loại cầu trục dầm đơn chạy điện thường có chế độ làm việc là A3, có khả năng nâng lên A4 tùy theo điều kiện làm việc. Cầu trục dầm đơn tiêu chuẩn Châu Âu có thể đạt tới chế độ làm việc A5. Cầu trục dầm đơn phù hợp để xử lý vật liệu trong nhà xưởng sản xuất, dây chuyền sản xuất với tải trọng nhẹ và trung bình.
Chế độ làm việc của cầu trục dầm đôi là A3-A8
Chế độ A5-A6 thường được sử dụng cho cầu trục dầm đôi sử dụng palang hoặc gầu ngoạm, trong đó A6 là chế độ được sử dụng phổ biến hơn cả. Chế độ A7 thường được áp dụng cho cầu trục xưởng đúc và A8 được ứng dụng cho cầu trục dầm đôi sử dụng xe con trong các dây chuyền sản xuất cọc ống hoặc cầu trục xử lý chất thải. Những loại cầu trục dầm đôi này được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp nặng như nhà máy thép, nhà máy điện, nhà máy giấy và các dự án xây dựng.
Xem thêm: Hướng dẫn chọn chế độ làm việc của cầu trục theo tiêu chuẩn FEM, ISO
Hiệu quả công việc
Mặc dù cầu trục dầm đơn có thế có công suất nâng thấp hơn cầu trục dầm đôi, nhưng thiết kế kết cấu nhẹ hơn giúp thiết bị linh hoạt hơn khi xử lý tải nhẹ. Còn cầu trục dầm đôi có thiết kế chắc chắn hơn có tốc độ nâng và tốc độ di chuyển nhanh hơn, mang lại hiệu quả tổng thể cao hơn. Ví dụ: cầu trục dầm đôi 5 tấn có thể đạt tốc độ vận hành tối đa lên tới 110m/phút, điều này rất quan trọng đối với các ứng dụng yêu cầu di chuyển nhanh các vật liệu lớn hoặc nặng.
Cầu trục dầm đơn 5 tấn
So sánh về không gian sử dụng
Cầu trục dầm đơn do có thiết kế nhỏ gọn nên phù hợp với cả những nhà xưởng có không gian hạn chế. Thiết kế của thiết bị cho phép tối đa hóa chiều cao và không gian của nhà xưởng, kể cả những nhà xưởng có trần thấp.
Cơ cấu nâng của cầu trục dầm đơn là palang, được lắp đặt phía dưới của dầm chính. Nên trong những trường hợp nhà xưởng có không gian hạn chế hoặc có nhu cầu tận dụng tối đa không gian thì cầu trục dầm đơn là giải pháp nâng hạ hiệu quả và tiết kiệm hơn.
Cầu trục dầm đôi vì có kích thước và trọng lượng lớn hơn nên yêu cầu về không gian lắp đặt nhiều hơn. Cơ cấu nâng của cầu trục dầm đôi thường là palang dầm đôi, tời nâng hoặc xe con được lắp đặt giữa hai dầm. Thiết kế này giúp cầu trục có chiều cao nâng lớn hơn. Tuy nhiên, cần phải có đủ không gian phía trên dầm chính cho cơ cấu nâng hoạt động. Vì vậy, cầu trục dầm đôi phù hợp cho các ứng dụng nâng hạ yêu cầu chiều cao nâng cao và khả năng chịu tải lớn.
Xem thêm: Palang cáp điện khoảng không thấp CDL, MDL Hong Long
So sánh về giá cầu trục dầm đơn và cầu trục dầm đôi
Sự khác biệt về giá giữa cầu trục dầm đơn và cầu trục dầm đôi chủ yếu bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thiết kế, khả năng chịu tải, vật liệu, ứng dụng,..
Cầu trục dầm đơn thường có chi phí đầu tư thấp hơn so với cầu trục dầm đôi do thiết kế cấu tạo đơn giản và yêu cầu về vật liệu thấp hơn. Về chi phí vận hành, cầu trục dầm đơn cũng tiết kiệm hơn do yêu cầu bảo trì và tiêu thụ năng lượng thấp hơn. Phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ hoặc các ứng dụng công nghiệp nhẹ.
Mặc dù cầu trục dầm đôi có chi phí đầu tư ban đầu cao hơn nhưng lại có khả năng vận hành hiệu quả và khả năng chịu tải lớn hơn cầu trục dầm đơn. Cầu trục dầm đôi cũng có chi phí vận hành cao hơn do yêu cầu bảo trì phức tạp và mức tiêu thụ năng lượng cũng lớn hơn cầu trục dầm đơn. Dù có mức đầu tư ban đầu cao hơn nhưng cầu trục dầm đôi lại có khả năng xử lý tải nặng và khả năng vận hành phức tạp. Mang đến giá trị cao hơn khi sử dụng lâu dài. Đặc biệt là trong các lĩnh vực sản xuất quy mô lớn và công nghiệp nặng, cầu trục dầm đôi có thể mang lại hiệu quả và độ ổn định cao hơn, tối đa hóa lợi tức đầu tư trong thời gian hoạt động lâu dài.
Xem thêm: Bảng giá cầu trục 5 tấn, 2 tấn, 10 tấn dầm đơn, dầm đôi trọn gói
Thông qua so sánh và phân tích chi tiết trên đây, An Thịnh hy vọng có thể giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt hơn khi lựa chọn cầu trục cho nhà xưởng của mình. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 0385.481.675 để được chuyên gia về cầu trục của An Thịnh tư vấn mọt thiết bị nâng phù hợp nhất với nhà xưởng của bạn.