Palang cáp điện là thiết bị nâng hạ không thể thiếu trong các ngành công nghiệp khác nhau, cung cấp các giải pháp nâng hạ hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ phân loại palang cáp điện và cách bảo dưỡng pa lăng cáp điện đúng cách. Đảm bảo thiết bị hoạt động với hiệu suất tối đa, đồng thời tối ưu tuổi thọ của thiết bị.
Phân loại palang cáp điện
Phân loại theo tốc độ vận hành: Palang cáp điện CD và MD
Pa lăng cáp điện CD và MD là thiết bị nâng hạ nhỏ gọn và có độ bền cao, phù hợp cho các hoạt động nâng hạ từ nhẹ đến trung bình. Palang CD là loại palang có một tốc độ nâng duy nhất là tốc độ thường. Trong khi đó, pa lăng MD có 2 tốc độ nâng là tốc độ thường và tốc độ chậm, mang lại sự linh hoạt trong việc xử lý các loại tải trọng với nhu cầu khác nhau.
Phân loại palang cáp điện theo cách sử dụng
Palang cáp điện dầm đơn
Được sử dụng cho cầu trục, cổng trục dầm đơn, có tải trọng từ 1-20 tấn. Pa lang cáp điện dầm đơn có cấu tạo nhỏ gọn và độ bền cao. Phù hợp với hoạt động nâng hạ từ nhẹ đến trung bình.
Thiết bị thường được sử dụng trong các nhà kho, nhà xưởng, các đơn vị sản xuất quy mô vừa và nhỏ.
Palang cáp điện dầm đôi
Thiết bị được sử dụng làm cơ cấu nâng hạ hàng hóa cho cầu trục, cổng trục dầm đôi, có tải trọng từ 3-80 tấn. Palang dầm đôi có ưu điểm vượt trội hơn palang dầm đơn ở sự ổn định và có chiều cao nâng, tải trọng nâng lớn hơn. Thiết bị có thể thực hiện các nhiệm vụ nâng hạ với cường độ cao, nâng hạ hàng hóa tải trọng nặng.
Palang cáp điện dầm đôi thường được sử dụng trong các kho bãi, bến cảng, công trường xây dựng,…
Pa lăng lăng cáp điện dùng cho luyện kim
Palang cáp điện luyện kim được thiết kế đặc biệt để sử dụng trong môi trường khắc nghiệt. Đòi hỏi khắt khe về độ an toàn để có thể hoạt động tốt trong các nhà máy luyện kim và nhà máy thép. Những thiết bị nâng hạ này có các bộ phận có thể chịu nhiệt như dây cáp và móc cẩu chuyên dụng, chịu được nhiệt độ cao và điều kiện làm việc khắc nghiệt. Đảm bảo các hoạt động nâng hạ diễn ra bình thường mà palang thông thường khó có thể đáp ứng được của ngành luyện kim.
Pa lang cáp điện chống cháy nổ
Loại Palăng cáp điện này thường được vận hành trong nhà. Thích hợp sử dụng ở những nơi nguy hiểm, dễ xảy ra cháy nổ.
Trong các ngành công nghiệp có khí dễ cháy, nhiều bụi,…pa lăng chống cháy nổ là là thiết bị nâng hạ quan trọng để xử lý hàng hoá an toàn. Thiết bị được thiết kế với vỏ ngoài chắc chắn, các bộ phận được hàn kín đặc biệt để ngăn chặn các nguồn gây cháy nổ và giảm thiểu nguy cơ cháy nổ. Pa lang cáp điện chống cháy nổ được ứng dụng trong các nhà máy lọc dầu, nhà máy hóa chất và ở những nơi có môi trường nguy hiểm.
Xem thêm: Hướng dẫn chọn palang cáp điện phù hợp với nhu cầu
Bảo dưỡng pa lăng cáp điện
Bảo dưỡng thường xuyên giúp pa lăng giảm thiểu các sự cố tai nạn, kéo dài tuổi thọ sử dụng. Duy trì trạng thái thiết bị tốt nhất đồng thời hạn chế hỏng hóc, sửa chữa thiết bị. Để thiết sử dụng được lâu dài, phải thực hiện tra dầu và bảo dưỡng thường xuyên. Tuân thủ các quy định an toàn khi vận hành.
Khi bảo dưỡng palang cáp điện phải đáp ứng các yêu cầu
- Làm sạch và đảm bảo vệ sinh tổng thể thiết bị. Trên thiết bị phải không bám dầu mỡ, rỉ sét.
- Tiến hành siết chặt các vị trị bị lỏng của palăng. Phải thường xuyên kiểm tra độ chặt, nếu không cấu trúc của thiết bị sẽ bị xuống cấp dần.
- Thực hiện bôi trơn đối với tất cả các vị trí cần bôi trơn.
- Tuân thủ các quy tắc vận hành an toàn. Sử dụng thiết bị giới hạn an toàn, thiết bị phanh linh hoạt và đáng tin cậy, hiệu suất nối đất và cách điện tốt để ngăn ngừa tai nạn xảy ra.
Bảo dưỡng hằng ngày
Công tác bảo dưỡng hàng ngày thường do người vận hành thực hiện trong suốt ca làm việc. Bao gồm kiểm tra trước vận hành, trong quá trình vận hành, kiểm tra và điều chỉnh sau vận hành.
Kiểm tra trước khi vận hành
- Kiểm tra xem hệ thống cung cấp điện có thể cung cấp điện bình thường và an toàn hay không.
- Kiểm tra xem bộ điều khiển và công tắc tơ có bình thường sau khi bật nguồn không.
- Kiểm tra xem móc cẩu và puly có khiếm khuyết hay dấu hiệu hỏng hóc không.
- Dây cáp có ở tình trạng tốt hay không, có được cố định chắc chắn trên trục quay hay không. Dây cáp có bị hư hỏng, mài mòn hoặc rỉ sét không.
- Công tắc an toàn có nhạy và thiết bị giới hạn có hoạt động bình thường hay không.
- Khởi động palăng , kiểm tra xem có âm thanh bất thường khi hoạt động hay không
- Kiểm tra từng bộ phận đã được bôi trơn đầy đủ chưa. Nếu phát hiện thấy các khuyết tật hoặc hiện tượng bất thường, phải tiến hành điều chỉnh và đại tu ngay lập tức.
Kiểm tra trong khi vận hành
- Trong quá trình vận hành, cần chú ý xem pa ăng có phát ra tiếng ồn hoặc rung lắc bất thường không
- Lưu ý tình trạng hoạt động thiết bị mọi lúc để nhanh chóng phát hiện ra những bất thường trong khi vận hành palang, cầu trục..
- Nếu palang đã không được sử dụng trong một khoảng thời gian. Cần kiểm tra động cơ, các bộ phận như cáp, móc cẩu, các bộ phận an toàn xem có xuất hiện tình trạng xuống cấp nào không. Thực hiện điều chỉnh khe hở phanh ( nếu có), siết chặt các đai ốc lỏng lẻo. Thực hiện tra dầu và thay thế các bộ phận bị hỏng trước khi đưa thiết bị vào vận hành trở lại.
Kiểm tra và điều chỉnh sau khi làm việc
- Sau khi kết thúc công việc, palang được đưa về vị trí ban đầu khi khởi động.
- Kiểm tra xem dây cáp có nằm trên rãnh puly không, dây có bị mòn và đứt không.
- Kiểm tra tình trạng bó phanh để điều chỉnh khe hở phanh chưa đúng.
- Kiểm tra cẩn thận các thiết bị an toàn xem có bị lệch không, v.v.
- Điền vào biên bản bàn giao sau khi kiểm tra xong.
Xem thêm: Hướng dẫn chọn palang cáp điện phù hợp với nhu cầu
Bảo dưỡng định kỳ
Bảo dưỡng thường xuyên do nhân viên bảo trì có kinh nghiệm thực hiện. Khoảng thời gian bảo dưỡng được xác định theo các điều kiện cụ thể của từng thiết bị như: tần suất sử dụng, điều kiện môi trường làm việc, tuổi thọ thiết bị,… 1-2 tháng là khoảng thời gian trung bình cần bảo dưỡng định kỳ cho pa lăng.
Bảo dưỡng pa lăng định kỳ bao gồm một số hạng mục sau
- Tháo các bộ phận cần bảo trì, vỏ bảo vệ,.. được chỉ định để bảo dưỡng. Làm sạch và kiểm tra kỹ các thiết bị này.
- Kiểm tra độ hở của các bộ phận và tiến hành điều chỉnh. Siết chặt các bộ phận bị lỏng, thay thế các bộ phận bị mòn.
- Bôi trơn thiết bị
- Sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận bị hỏng.
Palang cáp điện là thiết bị thường được sử dụng để nâng hạ tải nặng trong công nghiệp và xây dựng. Việc bảo dưỡng thường xuyên và tuân thủ các quy tắc an toàn là những điều quan trọng để thiết bị hoạt động hiệu quả, an toàn và kéo dài tuổi thọ, giảm thiểu rủi ro.