Dầm cầu trục một trong những bộ phận chính của cầu trục. Mỗi nhà xưởng tùy vào đặc điểm riêng mà cần phải thiết kế loại dầm riêng phù hợp với yêu cầu làm việc.
Cầu trục dầm đơn 3 tấn ở Nam Định
Đặc điểm của cầu trục dầm đơn và cầu trục dầm đôi
Cầu trục dầm đơn | Cầu trục dầm đôi | |
Cấu tạo cầu trục dầm đơn |
Cấu tạo cầu trục dầm đôi |
|
Các bộ phận chính | -Dầm chính: Là bộ phận chịu lực chính của cầu trục và là đường chạy của palang. Thường được thiết kế bằng thép tấm và thép hình liên kết với nhau.
-Dầm biên: là bộ phận giúp các thiết bị như ray, bánh xe có thể di chuyển dễ dàng trên dầm. -Khung dầm biên: thường được thiết kế theo dạng hình hộp chữ nhật. Được chế tạo từ thép tấm CT3, dày từ 0.6cm đến 1cm. -Bánh xe và trục bánh xe di chuyển: các bánh xe sẽ được thiết kế liên kết với động cơ di chuyển thông qua cơ cấu ăn khớp với bánh răng. Bánh xe sẽ được thiết kế phù hợp với sức nâng và khẩu độ của cầu trục. -Động cơ di chuyển: động cơ di chuyển của dầm cầu trục sẽ được thiết kế dựa vào trọng lượng của cầu trục. Chủ yếu từ 0.5 KW trở lên. |
|
Tải trọng | Từ 1 đến 20 tấn | Từ 15 tấn trở lên |
Nên lắp đặt cầu trục dầm đơn hay cầu trục dầm đôi
Cầu trục dầm đơn
Dầm chính chỉ có một dầm dạng hình chữ I, các nhánh thép bên dưới sử dụng palăng điện. Dầm cuối có kết cấu hạng hộp, có bánh xe di chuyển dọc theo ray đặt theo vai cột của nhà xưởng.
Với yêu cầu tải trọng nâng vật không lớn khoảng 1 – 5 tấn, khẩu độ từ 5 – 15 m. nên sử dụng cầu trục một dầm để tiết kiệm chi phí.
Với các nhà máy phân xưởng nhỏ, hoặc yêu cầu nâng vật không quá lớn nên sử dụng cầu trục loại một dầm, loại này chế tạo tương đối dễ, giá thành rẻ, việc bảo dưỡng bảo trì thuận tiện dễ thực hiện. Phạm vi hoạt động rộng có tính cơ động cao, dễ dàng di chuyển trong không gian chật hẹp và được bố trí trên cao.
Cầu trục dầm đơn
Cầu trục dầm đôi
Dầm chính có hai dầm, trên dầm chính có hai thanh ray để pa lăng dầm đôi hoặc xe con cầu trục, tời điện di chuyển. Dầm chính và dầm cuối được liên kết với nhau bởi bulông hoặc bằng liên kết hàn. Trên dầm cuối có lắp bánh xe, di chuyển trên ray đặt dọc theo nhà xưởng trên các cột.
Cầu trục dầm đôi 20 tấn do An Thịnh thi công
Cầu trục dầm đôi phù hợp với phạm vi hoạt động lớn, thích hợp sử dụng ở tải trọng trung bình và nặng. Câu trục dầm đôi có kết cấu dạng hộp nên việc chế tạo và lắp ráp dễ dàng, việc sửa chữa bảo dưỡng cầu trục dầm đôi cũng khá đơn giản.
Đối với nhà xưởng có yêu cầu trọng tải nâng hạ nặng trên 15 tấn, đi chuyển các vật liệu xây dựng, làm việc trong điều kiện khắc nghiệt có thể tham khảo lắp đặt cầu trục dầm đôi.
Cầu trục kiểu giàn
Hai dầm chính là hệ thống khung giàn được liên kết bởi mối hàn. Có xe con di chuyển trên hai thanh ray.
Cầu trục kiểu giàn là một hệ không gian phức tạp, được chế tạo bằng phương pháp hàn các thanh dằn lại với nhau. Loại cầu trục này có giá thành cao, đòi hỏi các yêu cầu kỹ thuật tỉ mỉ. Không được áp dụng phương pháp hàn tự động, bảo trì, bảo dưỡng khó khăn. Loại cầu trục kiểu giàn có khối lượng nhỏ tuy nhiên có thể nâng tải trọng nặng và rất nặng.
Lưu ý khi thiết kế lắp đặt dầm cầu trục
Dầm cầu trục là bộ phận chính quan trọng. Vì vậy, khi cần thiết kế cần lưu ý:
- Cần dựa vào tải trọng hàng hóa và nhu cầu sản xuất để lựa chọn thiết kế cầu trục dầm đơn hay dầm đôi cho phù hợp.
- Luôn tính toán độ võng cho phép theo tiêu chuẩn VN. Đảm bảo dầm đủ sức chịu được tải trọng tối đa cũng như hệ số an toàn.
- Khi thiết kế cầu trục cần chỉ rõ chi tiết kích thước tổng quát và dung sai kích thước áp dụng.
- Xác định kiểu liên kết tối ưu nhất giữa dầm cầu trục và dầm biên để đảm bảo tối đa chất lượng cầu trục. Chú ý quy định cụ thể các phương pháp kiểm tra, chú ý không được phá hủy các mối hàn quan trọng trên dầm cầu trục, đặc biệt là các mối hàn nối tấm.
Nhân viên An Thịnh lắp đặt cầu trục 5 tấn
Cầu trục dầm đơn 10 tấn ở Phú Thọ
Dầm cầu trục 10 tấn