An Thịnh tư vấn quý khách các chế độ làm việc của cầu trục, palang theo tiêu chuẩn FEM, ISO, ASTM, JIS hay TCVN,… giúp chủ đầu tư lựa chọn được loại cầu trục, palang phù hợp với điều kiện làm việc và yêu cầu nâng hạ của nhà xưởng.
Chế độ làm việc của cầu trục theo tiêu chuẩn FEM
Tiêu chuẩn FEM (European Materials Handling Federation) là bộ tiêu chuẩn của Châu Âu cho các thiết bị nâng hạ, cầu trục, cổng trục,… Tiêu chuẩn FEM dựa trên giả thuyết palang làm việc trong 10 năm. Khi lựa chọn chế độ làm việc theo FEM cần chú ý thời gian hoạt động trung bình trong 1 ngày của thiết bị nâng hạ (t) và tải trọng của hàng hoá cần nâng hạ.
Thời gian làm việc trung bình của cầu trục trong ngày
Thời gian làm việc trung bình trong ngày của cầu trục được tính theo công thức:
t = (4*H*N*T)/(V*60)
Trong đó:
H: Chiều cao nâng trung bình, được tính theo đơn vị m
N: Số chu kì nâng trong 1 giờ, một chu kỳ nâng bao gồm một lần nâng, một lần hạ.
T: Tổng số giờ làm việc trung bình trong ngày của cầu trục
V: Tốc độ nâng lớn nhất của móc cẩu khi làm việc
Tải trọng nâng hạ (Load spectrum) được lựa chọn như sau
–Tải trọng nhẹ (Light): Cầu trục rất ít khi hoạt động đủ tải, thường xuyên hoạt động ở dưới mức tải cho phép. VD: Cầu trục của bạn là cầu trục 3 tấn nhưng thường xuyên nâng hạ hàng hóa tải trọng 200-500kg. Thỉnh thoảng nâng hạ hàng hoá 2,5- 3 tấn.
–Tải trọng trung bình (Medium): Cầu trục thường xuyên hoạt động với mức tải trung bình (40-60% tải trọng thiết kế), thỉnh thoảng hoạt động với đủ tải.
– Tải trọng nặng (Heavy duty):Cầu trục hoạt động đầy tải với cường độ cao (80% thời gian hoạt động).
–Tải trọng rất nặng (Very heavy duty):Cầu trục luôn luôn hoạt động đầy tải với cường độ làm việc rất cao.VD: Cầu trục 5 tấn thường xuyên cẩu hàng 4-5 tấn.
Hướng dẫn tra bảng FEM
Bảng lựa chọn chế độ hoạt động FEM
Xem thêm : Cầu trục dầm đơn, Cầu trục dầm đôi dùng palang
Để xác định chế độ làm việc của cầu trục theo bảng tiêu chuẩn FEM, đầu tiên cần xác định chế độ tải trọng của cầu trục theo cột 1. Sau đó tính toàn thời gian làm việc trung bình 1 ngày của palang cầu trục ở cột bên phải. Từ đó ta có thể chọn được chế độ làm việc chính xác của cầu trục là 1Bm, 1Am, hay 2m, 3m.
Ví dụ minh hoạ cụ thể:
Cầu trục có tải trọng 3 tấn.
-Tốc độ palang: 6m/phút
– Chiều cao nâng hạ trung bình: 3m
– Chu trình làm việc của palang: N=16/h
– Thời gian làm việc mỗi ngày T=8h
– Mức tải: nặng
Thời gian làm việc trung bình: t=(4*H*N*T)/(V*60)= (4*3*16*8)/(8×60) = 3.2 h (< 4 giờ)
Số lần khởi động mỗi giờ: Giả thuyết mỗi lần khởi động cần thêm 2 lần để khởi động so với bình thường.
F = 4 x 16 x 3 = 192/h Tức là < 300
⇨ Bạn phải chọn pa lăng có chế độ làm việc FEM 3M
Một số tiêu chuẩn chọn chế độ làm việc của cầu trục khác
Chế độ làm việc của cầu trục, palăng theo tiêu chuẩn ASTM HST (American Society of Mechanical Engineers)
Chế độ làm việc cầu trục, palăng theo tiêu chuẩn ISO/ JIS
(K là hệ số làm việc hiệu quả)
Bảng tra tần suất hoạt động của palăng theo ISO
Xem thêm: Các thông số cơ bản của cầu trục cần phải biết khi lắp đặt