Khớp nối trục là chi tiết cơ khí để nối 2 trục với nhau để cùng quay, truyền chuyển động, momen xoắn được sử dụng phổ biến trong hộp số, cầu trục, cổng trục, tời nâng, băng tải.
Trong quá trình truyền lực tốc độ cao và tải nặng, khớp nối cũng có chức năng đệm, giảm chấn và cải thiện hiệu suất động của trục. Khớp nối trục có vai trò như bản lề đóng mở các cơ cấu để ngăn ngừa quá tải, giảm tải trọng động, bù sai lệch tâm giữa các trục.
Bản vẽ lắp đặt khớp nối trục
Khớp nối bao gồm các bộ phận bên trái và bên phải, được kết nối tương ứng với trục dẫn động của động cơ, hộp giảm tốc. Thiết kế của khớp nối trục cho phép kết nối hai trục với nhau bất kể đường kính hay phương của trục khác nhau. Đồng thời khớp nối giúp hấp thụ sốc và rung động khi hoạt động giúp ngăn hư hỏng các thành phần xung quanh.
Mục đích cơ bản của khớp nối là kết nối vĩnh viễn 2 trục vì các trục trong truyền lực không phải lúc nào cũng kết nối tuyến tính chúng có thể song song, giao nhau hoặc hơi lệch tâm.
Phân loại
Khớp nối có thể phân loại thành khớp nối cứng và khớp nối linh hoạt. Khớp nối cứng có cấu tạo đơn giản nên không thể bù được độ lệch giữa 2 trục nhưng có thể sử dụng cho 2 trục đảm bảo định tâm nghiêm ngặt và tải ổn định.
Khớp nối linh hoạt có thể bù độ lệch tương đối của 2 trục, được sử dụng khi hai trục khó căn chỉnh.
Hình ảnh khớp nối trục An Thịnh phân phối
Khớp nối trục khuỷu
Thông số kỹ thuật
- Đường kính ngoài: đến 900 mm.
- Lỗ khoan tối đa: 400 mm.
- Mô-men xoắn: lên đến T Kn = 260.000 Nm / T Kmax = 780.000 Nm.
- Tốc độ: max = 4.100 vòng / phút.