Gầu ngoạm là một thiết bị chuyên dụng được sử dụng trong các ngành công nghiệp nặng. Dùng để khai thác, bốc dỡ hàng hóa tại các cảng biển hoặc xử lý phế liệu. Do thiết bị thường xuyên hoạt động trong môi trường khắc nghiệt, làm việc liên tục và chịu lực lớn, mài mòn cao. Nên việc sửa chữa, bảo dưỡng gầu ngoạm định kỳ là điều rất quan trọng và cần thiết để thiết bị có thể duy trì hiệu suất, tăng tuổi thọ và đảm bảo an toàn trong vận hành.
Tổng quan về gầu ngoạm
Gầu ngoạm là một thiết bị đặc biệt, được dùng trong các hệ thống nâng hạ để kẹp, ngoạm vật liệu. Gầu ngoạm thường được lắp đặt trên cầu trục, cần cẩu, ,.. Để xử lý các vật liệu như rác, cát, sát vụn, than đá…
Nguyên nhân gầu ngoạm xuống cấp
Trong quá trình hoạt động, gầu ngoạm thường bị hư hỏng do các yếu tố như:
- Mài mòn cơ học: Do tiếp xúc thường xuyên với các vật liệu có tính mài mòn cao như đá, than, kim loại,… dẫn đến thiết bị bị mài mòn, giảm độ dày và độ chính xác.
- Nứt gãy kết cấu: Thiết bị làm việc với tải trọng lớn và tần suất cao. Nếu gầu ngoạm làm việc quá công suất hoặc va đập mạnh; Có thể bị nứt gãy khung, càng ngoạm hoặc các mối hàn.
- Rò rỉ thủy lực: Đối với gầu ngoạm thủy lực, hệ thống xi lanh và đường ống dễ bị rò rỉ dầu do gioăng, phốt bị lão hóa, hư hỏng.
- Rơ lỏng chốt, bạc: Các khớp nối bị mòn sẽ gây lỏng lẻo, làm giảm hiệu suất và mất an toàn khi vận hành.
Xem thêm: 4 lỗi thường gặp của gầu ngoạm thủy lực
Quy trình bảo dưỡng gầu ngoạm định kỳ
Nên thực hiện bảo dưỡng gầu ngoạm định kỳ theo tuần, theo tháng hoặc theo số giờ làm việc. Để thiết bị hoạt động bền bỉ và ổn định.
Kiểm tra tổng thể
- Kiểm tra tình trạng tổng thể của thiết bị: bề mặt càng ngoạm, mối hàng, khum, bu lông, ốc vít…
- Quan sát để đánh giá độ mài mòn, nứt vỡ, cong vênh, rạn nứt
Bảo dưỡng hệ thống thủy lực
- Vệ sinh sạch các đầu nối, xi lanh.
- Kiểm tra mức dầu thủy lực, thay dầu nếu bị đục, bẩn.
- Kiểm tra rò rỉ tại các đầu nối, gioăng phốt.
- Kiểm tra áp suất hoạt động của hệ thống.
Bôi trơn các khớp nối
- Làm sạch trước khi bôi trơn để tránh cặn bẩn làm hỏng khớp nối.
- Dùng mỡ chuyên dụng để bôi trơn các chốt, bạc, bản lề nhằm giảm ma sát, hạn chế mài mòn.
Kiểm tra các linh kiện cơ khí
- Đo độ rơ của chốt, bạc – nếu vượt quá mức cho phép thì cần thay mới.
- Siết chặt lại các bulông, đai ốc bị lỏng.
- Kiểm tra tình trạng càng ngoạm – nếu bị mài mòn quá mức cần thay thế hoặc hàn đắp.
Những hạng mục sửa chữa gầu ngoạm chính
Khi gầu ngoạm bị hư hỏng, công việc sửa chữa cần được thực hiện bởi đơn vị chuyên nghiệp, có đầy đủ máy móc và thợ có kinh nghiệm. Các mục sửa chữa thường bao gồm:
Hàn đắp và phục hồi càng ngoạm
- Các vị trí bị mài mòn của gầu ngoạm sẽ được hàn đắp sao cho đảm bảo kích thước và độ cứng tiêu chuẩn.
- Vật liệu hàn được sử dụng là dây hàn hoặc que hàn chuyên dụng chịu mài mòn cao
Gia công chốt, bạc, lỗ lắp
- Tiện lại kích thước bạc, chốt bị mài mòn
- Hàn phục hồi lỗ và gia công chính xác theo kích thước ban đầu
Thay thế xi lanh thủy lực, gioăng phốt
- Kiểm tra độ kín và áp suất làm việc của xi lanh.
- Thay mới các bộ phận bị hỏng hoặc kém hiệu quả.
Gia cường kết cấu
- Hàn gia cường những khu vực bị yếu, nứt gãy
- Gia công thêm bản mã, tăng độ cứng và độ bền kết cấu.
Sơn phủ bảo vệ
- Sau khi sửa chữa xong, thiết bị được làm sạch, sơn lại bằng sơn chống gỉ, chống mài mòn giúp kéo dài tuổi thọ.
Lợi Ích Khi Bảo Dưỡng, Sửa Chữa Gầu Ngoạm Đúng Cách
- Tăng tuổi thọ thiết bị: Giảm thiểu hư hỏng nặng, hạn chế phải thay mới thiết bị với chi phí lớn.
- Duy trì hiệu suất công việc: Gầu hoạt động ổn định, giảm thời gian chết máy.
- Đảm bảo an toàn vận hành: Tránh các sự cố nguy hiểm do gãy chốt, rò rỉ thủy lực hoặc kẹt càng ngoạm.
- Tiết kiệm chi phí: Chi phí bảo dưỡng định kỳ nhỏ hơn rất nhiều so với sửa chữa lớn hoặc thay mới.
Gầu ngoạm là thiết bị đóng vai trò then chốt trong nhiều ngành công nghiệp. Tuy nhiên, do tính chất phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt, việc bảo dưỡng và sửa chữa gầu ngoạm là rất quan trọng. Hãy lựa chọn đơn vị sửa chữa uy tín để doanh nghiệp có thể yên tâm vận hành thiết bị hiệu quả, giảm chi phí phát sinh và đảm bảo an toàn lao động.