Nâng hạ là một hoạt động rất dễ xảy ra tai nạn, việc sử dụng thiết bị nâng chưa được kiểm nghiệm về an toàn có thể gây ra những sự cố không mong muốn ảnh hưởng đến con người và tài sản.. Do đó, cần phải kiểm tra an toàn của cầu trục, cổng trục hay kiểm định cầu trục để xác định chất lượng và khả năng vận hành của các thiết bị này trước khi đưa thiết bị vào hoạt động. Quy trình thử tải bao gồm kiểm tra chất lượng của cầu trục và các chỉ số hoạt động an toàn, như độ biến dạng của kết cấu thép và kiểm tra xem các thiết bị an toàn có hoạt động hiệu quả không. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết các bước và phương pháp thử tải cầu trục.
Yêu cầu khi thử tải
Yêu cầu về môi trường xung quanh địa điểm thử tải
-Địa hình nơi thử tải chắc chắn và bằng phẳng
-Nhiệt độ môi trường xung quanh từ -3C-36C
-Nếu thử tải ngoài trời thì tốc độ gió khi thử tải nhỏ hơn 8,3m/s
Yêu cầu đối với tải được sử dụng
Tải dùng để thử tải có thể là một hoặc nhiều vật nặng khác nhau. Thông thường, các vật được dùng để thử tải thường là các thanh thép, khối bê tông, thùng chứa nước hoặc cát.
Chuẩn bị trước khi thử tải
-Loại bỏ các vật cản, rác hay các mảnh kim loại còn thừa lại sau khi lắp đặt đường ray và đường chạy của palang/ xe con.
-Dọn sạch các thiết bị và vật không liên quan đến việc thử tải.
-Lập rào chắn, nghiêm cấm người và thiết bị không liên quan vào nơi thử tải.
-Kiểm tra lại các điểm kết nối trên cầu trục, cổng trục, đường ray và thực hiện chỉnh sửa cần thiết.
-Kiểm tra các thiết bị nâng và dây cáp để thử tải, đảm bảo các thiết bị này đạt điều kiện khi sử dụng.
-Chuẩn bị các thiết bị để thử tải như bộ đàm, dây thước, ampe kế, đồng hồ bấm giờ,…
-Trước khi thử tải, đảm bảo các thiết bị đo lường không bị lỗi.
Thử tải bán cổng trục 7.5 tấn
Quy trình thử tải – kiểm định cầu trục
Quy trình thử tải của cầu trục, cổng trục bao gồm thử tải không tải, thử tải có tải gồm thử tải tĩnh và thử tải động. Trình tự thử tải phải theo thứ tự: thử tải không tải-> thử tải có tải, thử tải tĩnh-> thử tải động. Nếu quá trình thử tải nào không đủ tiêu chuẩn, cần dừng quy trình thử tải và tìm kiếm, khắc phục lỗi ngay. Để đảm bảo quá trình thử tải diễn sẽ suôn sẻ, cần tiến hành kiểm tra trực quan các thiết bị của cầu trục trước khi tiến hành thử tải.
Kiểm tra trực quan
Kiểm tra bằng mắt các bộ phận của cầu trục, cổng trục như:
-Các thiết bị điện, thiết bị an toàn, phanh, bộ điều khiển,..
-Hệ thống chiếu sáng và đèn tín hiệu
-Kết cấu kim loại của cầu trục, thang, buồng lái, sàn thao tác, lan can,..
-Kiểm tra các mối hàn, mối nối, mối ghép bu lông,..
-Các thiết bị khác như: móc cẩu, palang, dây cáp,…
-Đảm bảo các thiết bị không có sai khác nào về thông số kỹ thuật, không phát hiện hư hỏng nào và hoạt động tốt.
Kiểm định cầu trục 3 tấn
Kiểm tra không tải
Kiểm tra không tải chủ yếu là để kiểm tra tất cả hoạt động, chức năng của cầu trục và cơ cấu nâng hạ. Được thực hiện theo quy trình sau:
-Trước khi thực hiện thử tải, sử dụng máy đo điện trở để đo điện trở cách điện của mạch chính, mạch điều khiển và điện trở nối đất (yêu cầu dưới 4Ω).
-Bật nguồn điện, cho chạy thử cơ cấu nâng dọc theo chiều dài của dầm chính và cho cầu trục chạy dọc theo chiều dài của đường ray nhà xưởng từ 3 lần trở lên để đảm bảo thiết bị không bị kẹt khi di chuyển.
-Kiểm tra công tắc giới hạn
-Thực hiện nâng hạ không tải đối với cơ cấu nâng. Kiểm tra xem hoạt động của thiết bị có bình thường không. Hệ thống điều khiển và các thiết bị an toàn có nhạy và chính xác hay không. Kiểm tra phạm vi nâng có đáp ứng yêu cầu sử dụng không?
-Trong quá trình thử nghiệm vận hành không tải, mỗi cơ cấu phải được kiểm tra riêng biệt và vận hành theo cả hai hướng thuận và ngược chiều với tổng thời gian từ 5 phút trở lên.
Kết quả thử tải không tải cần thoả mãn các điều sau trước khi tiến hành quá trình thử tải tiếp theo
-Tất cả các thiết bị an toàn đều hoạt động bình thường
-Tất các các cơ cấu nâng hạ, cơ cấu di chuyển và phanh đều hoạt động bình thường.
-Hệ thống vận hành và hệ thống điều khiển đều hoạt động tốt.
-Không có hiện tượng nghiến ray trong quá trình vận hành cầu trục.
Thử tải cầu trục 5 tấn – công trình tại Khánh Hoà
Xem thêm: Bàn giao và chạy thử cầu trục xử lý nhôm 1 +1 tấn
Thử tải tĩnh
Mục đích của thử tải tĩnh là để kiểm tra khả năng chịu lực của cầu trục và các bộ phận của thiết bị. Nếu không tìm thấy vết nứt, biến dạng, bong tróc sơn hoặc hỏng hóc ảnh hưởng đến hoạt động và an toàn của cầu trục thì thử tải tĩnh đạt yêu cầu.
Quá trình thử tải tĩnh được thực hiện như sau
-Chuẩn bị tải bằng với 125% tải trọng quy định (VD: Tải quy định là 10 tấn, thì cần chuẩn bị tải 10×125%= 12.5 tấn) và đặt tải ở khu vực trống giữa khẩu độ cầu trục và nhà xưởng, chuẩn bị đầy đủ cáp/xích buộc chịu đủ tải nêu trên.
-Điều chỉnh cầu trục và palang đến vị trí đặt tải thử.
-Nâng tải thử lên độ cao cách mặt đất 200mm và giữ tải yên trong 10 phút. Kiểm tra độ võng của dầm chính bằng máy kinh vĩ. Sau đó hạ tải và kiểm tra xem dầm chính có bị biến dạng vĩnh viễn không. Nếu các số liệu đáp ứng được thông số kỹ thuật thử nghiệm thì có thể tiến hành thử tải động.
-Sau khi thử tải tĩnh, kiểm tra bằng mắt thường xem có biến dạng vĩnh viễn, bong tróc sơn hoặc bất kỳ hư hỏng nào có thể ảnh hưởng đến hoạt động và an toàn của cầu trục không.
Giá trị về độ cứng của cầu trục
Trong đó:
A1-A8: Chế độ làm việc của cầu trục
S: Khẩu độ của cầu trục, cổng trục
Độ cứng của cầu trục: Nên đo trong phạm vi S/10 tại điểm ở giữa khẩu độ
Thử tải động
Mục đích của thử động là để xác minh chức năng của cầu trục và hệ thống phanh. Trong quá trình thử tải, nếu không tìm thấy hư hỏng nào đối với các bộ phận, kết cấu của cầu trục thì kết quả thử tải của cầu trục sẽ đạt tiêu chuẩn.
Các bước thử tải động của cầu trục diễn ra theo quy trình sau
-Đầu tiên, ngắt hoạt động của thiết bị giới hạn tải trọng.
-Trong quá trình thử tải, cơ cấu nâng được thử tải với tải trọng gấp 1,1 lần tải trọng định mức.
-Thực hiện nâng và hạ tải đột ngột ít nhất 3 lần để kiểm tra hệ thống phanh, nếu trong quá trình nâng hạ đột ngột thấy tải không bị trôi là đạt yêu cầu.
-Cho palang/xe con di chuyển dọc theo dầm chính và buông tay đột ngột 3 lần để kiểm tra hệ thống phanh của cơ cấu nâng hạ. Cho palang/xe con đụng từ 3 lần vào 2 cữ chặn hành trình ngang để kiểm tra sự ổn định.
-Để cầu trục, cổng trục di chuyển dọc theo chiều dài nhà xưởng và buông tay đột ngột ít nhất 3 lần nhằm kiểm tra hệ thống phanh động cơ di chuyển. Cho cầu trục mang tải đụng 3 lần và 2 đầu chặn để kiểm tra độ ổn định của các liên kết theo phương dọc.
-Sau khi thử tải, kiểm tra trực quan các bộ phận của từng cơ cấu xem có bộ phận nào bị hư hỏng không. Cuối cùng lắp đặt giới hạn tải trọng vào cầu trục.
Video thử tải cầu trục 5 tấn và cầu trục dầm đơn 15 tấn
Xem thêm: Lắp đặt, thử tải cầu trục dầm đôi 16 tấn và cầu trục dầm đơn 5 tấn
Thử tải là bước kiểm tra hoạt động cho cầu trục quan trọng trước trước khi đưa thiết bị đi vào sử dụng. Nếu hệ thống cầu trục hoạt động ổn định, nhẹ nhàng, êm ái và không có dấu hiệu bị biến dạng, cong vênh hay hư hỏng thì đã đạt yêu cầu về kiểm định cầu trục và được cấp phép đưa vào sử dụng.