Trong môi trường công nghiệp hiện đại, cầu trục, cổng trục là một trong những thiết bị quan trọng nhất trong việc di chuyển và nâng hạ hàng hóa nặng. Được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy, kho bãi và các công trình xây dựng, cầu trục không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn nâng cao hiệu quả công việc. Tuy nhiên, việc vận hành cầu trục đòi hỏi sự hiểu biết và kỹ năng chuyên môn để đảm bảo an toàn và tối ưu hóa hiệu suất của thiết bị.
Bài viết ngày hôm nay sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về cách vận hành cầu trục, cổng trục một cách chính xác và an toàn. Từ việc hiểu cấu tạo cơ bản của cầu trục, nắm vững các quy trình kiểm tra an toàn, cho đến các kỹ thuật vận hành hiệu quả. An Thịnh sẽ hướng dẫn từng bước, giúp bạn có thể tự tin hơn trong việc sử dụng thiết bị nâng hạ. Bất kể bạn là người mới bắt đầu hay đã có kinh nghiệm, những thông tin trong bài viết này sẽ hướng dẫn bạn vận hành cầu trục đúng kỹ thuật và tối đa hóa hiệu quả công việc.
Khái quát về cầu trục, cổng trục
Cầu trục, cổng trục là loại thiết bị sử dụng tời để nâng hạ, vận chuyển hàng hóa, được sử
dụng rộng rãi trong các nhà xưởng, kho bãi, cảng biển và các công trình xây dựng.
Cấu tạo cơ bản của bộ cầu trục:
– Palang
– Kết cấu thép
– Động cơ
– Đường điện
– Đường ray di chuyển.
Quy trình vận hành cầu trục, cổng trục
Cầu trục thường được điều khiển từ mặt đất bằng bộ điều khiển nút bấm treo. Số nút bấm phụ thuộc vào dạng cẩu, tức là phụ thuộc vào dạng palăng, hành trình di chuyển bằng điện và tốc độ di chuyển đơn hay kép.
Kí hiệu của các nút bấm bao gồm các mũi tên như hình
Các bộ điều khiển không theo tiêu chuẩn còn có thêm các nút bấm khác.Các nút bấm này được ký hiệu phù hợp với các chức năng của chúng.
Chứng chỉ cho người vận hành
a, Khái quát:
Chỉ những người được nêu ra dưới đây mới được phép vận hành thiết bị nâng và sau khi đã đọc tài liệu này.
Người có chứng chỉ được vận hành được chỉ định
Người đã qua đào tạo về bảo dưỡng và kiểm tra cẩu và phải được yêu cầu thực hiện các công việc của mình.
Người giám sát hoạt động của thiết bị nâng đã qua đào tạo để vận hành thiết bị nâng
b, Kiểm tra tay nghề của người vận hành:
Yêu cầu tất cả mọi người lao động, những ai được phép sử dụng thiết bị nâng trước tiên phải tham dự sát hạch tay nghề, để đánh giá chính xác hiểu biết thực tế của người vận hành về thiết bị nâng hạ, và các bước thứ tự thích hợp liên quan đến hoạt động của thiết bị nâng cũng như thực hiện đúng phương pháp treo móc tải (Vật nâng )
c, Điều kiện thể lực tinh thần:
Người vận hành :
- Phải có thính giác tốt, thị giác tốt (Để phân biệt đúng sai rõ ràng), Phải có nhận thức sâu sắc, phản xạ nhạy bén, đặc biệt ở những nơi nguy hiểm hoặc nâng vật ở khoảng cách xa người vận hành.
- Không có bất cứ khiếm khuyết nào về sức khỏe, hay khả năng hạn chế mà điều đó có thể gây ra việc không phản ứng chính xác
- Người đang được điều trị theo chỉ định của bác sĩ, phải xuất trình giấy bảo đảm của bác sĩ, rằng thuốc điều trị không tác động đến khả năng vận hành thiết bị nâng một cách an toàn.
- Người sử dụng ma túy hay uống rượu hay bị nghi là sử dụng ma túy hay uống rượu tuyệt đối không được vận hành cầu trục.
Dừng khẩn cấp
Nút dừng khẩn cấp đặt ở bộ điều khiển treo, Khi tác động nó mở khởi động từ chính của palăng và ngắt điện tất cả các chuyển động khác.
Xem thêm: Bàn giao, lắp đặt và chạy thử 6 bộ cầu trục dầm đôi 30 tấn, 20 tấn, 10 tấn
Những điều nên và không nên để vận hành an toàn.
Các thực tế vận hành dưới đây là nên thực hiện để tránh việc vận hành không an toàn. Có thể dẫn đến thương tật cho người hay hỏng hóc thiết bị.
a, Những việc nên làm đối với thiết bị nâng và người vận hành.
Nên làm như sau khi vận hành thiết bị nâng :
+ Đọc và hiểu các chỉ dẫn vận hành thích hợp của tay bấm điều khiển
+ Đọc và hiểu các điều lệ thực hành sử dụng an toàn thiết bị nâng
+ Làm quen với tất cả các điều khiển và cảnh báo đặt trên thiết bị.
+ Bảo đảm rằng chỗ đứng điều khiển cứng vững khi vận hành thiết bị nâng.
+ Bảo đảm các dây buộc tải ( Cáp ) và các chi tiết kèm theo (Móc cẩu ) được đảm bảo có kích thước tiết diện phù hợp và đặt đúng trong rãnh Puly
+ Dùng khóa móc an toàn, phải đảm bảo rằng khoá móc phải đóng và không được tì lên bất cứ phần nào của vật nâng.
+ Đảm bảo cụm pa lăng, cụm lưỡi móc và móc cẩu hướng thẳng hàng với hướng của tải trước khi phát lệnh nâng hạ.
+ Tải phải được di chuyển tự do trong quá trình nâng hạ.
+ Thực hiện vận hành cẩn thận lên khoảng 25cm để kiểm tra độ cận bằng của tải, tải được giữ ổn định trước khi tiếp tục nâng hạ.
+ Mọi người phải giữ khoảng cách tối thiểu là 2 (m) đối với tải
+ Phải cảnh báo mọi người về việc tải đang đến gần.
+ Tránh đung đưa tải hay móc tải.
+ Thông báo về bất cứ việc dùng sai chức năng, bất cứ điều bất thường trong vận hành hay hỏng hóc nào cho người giám sát một cách kịp thời.
+ Bảo đảm các chức năng của các công tắc hành trình trước khi tiến hành nâng hạ tải.
+ Dùng các chi tiết (Phụ tùng) thay thế theo khuyến nghị của nhà sản xuất khi sửa chữa thay thế.
b, Những việc không nên làm cho thiết bị và người vận hành:
Những việc nên tránh dưới đây cần phải tuân thủ khi vận hành thiết bị nâng.
+ Không dùng dây không phải là cáp tải để nâng vật nặng.
+ Không nâng tải khi không định vị thẳng đứng dưới palăng.
+ Không treo vật vào đầu nhọn của móc cẩu.
+ Không nâng tải lớn hơn quy định cho phép.
+ Không được dùng đặc tính giới hạn tải của palăng để định lượng vật nâng.
+ Không dùng palăng để nâng, vận chuyển người.
+ Không được kéo lê cáp tải, lưỡi móc trên sàn nhà xưởng hay trên bề mặt các vật khác.
+ Không cho phép sao nhãng khi vận hành cẩu.
+ Không được dùng công tắc hành trình như nút dừng thông thường Đó chỉ là các thiết bị chỉ sử dụng khẩn cấp.
+ Không di chuyển hay nâng hạ qua đầu người khác.
+ Không cho phép cáp tải bị lỏng hay chèn, điều đó có thể gây ra hang hóc cho cáp tải hay
pa lăng.
+ Không treo vật đứng yên.
+ Không cho phép có va chạm giữa hai palăng và vật cản khác
+ Người không có chuyên môn không được phép điều chỉnh hay sửa chữa thiết bị nâng.
Xem thêm: Hướng dẫn lắp đặt cầu trục trong nhà xưởng
Chỉ dẫn vận hành
a, Tải nâng an toàn:
Tải nâng an toàn được ghi ở thân cẩu ( Palăng ) và cả ở tấm ghi công suất cầu trục. Đây là tải lớn nhất cho phép nâng an toàn, không cho phép trong khi sử dụng nâng quá tải này. Điều đó có nghĩa là vật nâng phải trong giới hạn an toàn. Phải nắm chắc trọng lượng của tải trước khi thực hiện quá trình nâng.
b, Kiểm tra trước khi sử dụng:
Chú ý: Trong trường hợp xảy ra bất cứ sự cố nào phải lập tức báo cho người giám sát kịp thời. Để tránh xảy ra rủi ro gây ra thương tật hay chết người, không dùng thiết bị nâng cho đến khi nó được kiểm tra lại bởi người có trách nhiệm khi các sự cố được khắc phục.
Thực hiện các bước kiểm tra như sau trước khi vận hành cầu trục
Bảo đảm cáp tải phải sạch và được bôi trơn để tránh mài mòn cáp tải.
Kiểm tra hoạt động của phanh khi mang tải lớn nhất làm việc an toàn. Cần phải hoạt động êm và để tránh các trường hợp sau:
-Tải không cân bằng khi nâng.
-Vật nâng rơi khi nhả nút bấm.
-Vật rơi quá nhanh trong khi điều khiển hạ thấp.
-Chạy nhanh quá mức ở cuối hành trình hạ tải.
- Kiểm tra công tắc hành trình giới hạn trên bằng cách nâng cao cho tới khi đến mức giới hạn và nhấn nút bấm cẩn thận đến khi công tắc hành trình khởi động. Không cho phép trọng bất kỳ trường hợp nào, vận hành cẩu mà công tắc hành trình không hoạt động.
- Kiểm tra móc không có vết nứt hay trầy xước, và khoá an toàn được lắp và đóng kín thích
- hợp.
- Kiểm tra đường chạy xem có vật cản không trước khi vận hành.
Di chuyển một tốc độ:
Tiến hành như sau
- Tác động lên nút bấm một lực, ấn xuống hết tầm và giữ.
- Khi cần dừng thì nhả nút bấm.
Di chuyển hai tốc độ:
- Tiến hành như sau
- Vận hành với tốc độ chậm, bấm vào nút bấm ở nấc đầu tiên và giữ ở vị trí đó
- Vận hành tốc độ nhanh, bấm vào nút bấm hết tầm và giữ.
- Để thay đổi từ tốc độ nhanh sang tốc độ chậm, giảm lực ấn lên nút bấm và giữ ở nấc đầu tiên.
- Dừng ta nhả nút bấm.
- e, Giới hạn trên, giới hạn dưới:
Các công tắc hành trình nhằm tránh cho cầu trục không vượt quá giới hạn trên và giới hạn dưới.
Đây là công cụ trang bị an toàn, không được dùng như các điều khiển thông thường để giới hạn hành trình.
Ngừng hoạt động:
Cuối giai đoạn vận hành
- Hạ thấp tải lên sàn hay giá đỡ thích hợp.
- Nâng cao móc cẩu đảm bảo một khoảng cách an toàn cho người và các phương tiện giao thông khác.
- Ngắt nguồn điện cầu trục ra khỏi điện lưới ( Dập cầu dao )
Vận hành cầu trục là một công việc đòi hỏi sự cẩn trọng, kỹ năng và hiểu biết sâu rộng về thiết bị cũng như quy trình an toàn. Cần lưu ý, an toàn luôn phải được đặt lên hàng đầu. Việc nắm vững quy trình vận hành, thường xuyên kiểm tra thiết bị và tuân thủ các quy định an toàn không chỉ bảo vệ bạn mà còn bảo vệ đồng nghiệp và nâng cao hiệu quả công việc. Hy vọng rằng các thông tin và hướng dẫn chi tiết mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả và an toàn hơn.