Cầu trục là thiết bị nâng hạ không thể thiếu trong các nhà xưởng, nhà máy. Cầu trục có những bộ phận chính nào? Cầu trục được phân loại như thế nào? Hãy cùng An Thịnh tìm hiểu trong bài viết hôm nay.
Như đã biết, cầu trục đóng vai trò là di chuyển , nâng – hạ hàng hoá trong một không gian nhất định của nhà xưởng.
Cầu trục có sức nâng từ 1 tấn lên đến 500 tấn. Giúp tăng năng suất lao động và giảm nhẹ sức lao động cho con người.
Cấu tạo chính của cầu trục
Các loại cầu trục đều có cấu tạo cơ bản sau
Cấu tạo cầu trục dầm đơn
Xem thêm: Cầu trục dầm đơn, cầu trục dầm đôi, Cầu trục quay, Cầu trục monorail
Phân loại cầu trục
Phân loại cầu trục theo cấu tạo
Cầu trục dầm đơn: Có kết cấu dạng hộp hoặc chữ I, dạng dàn. Cầu trục dầm đơn có kết cấu nhỏ gọn, tiết kiệm không gian. Tải trọng trung bình của cầu trục dầm đơn là 1-20 tấn. Cầu trục dầm đơn thường được sử dụng trong kho hàng, nhà xưởng sản xuất chế tạo.
Cầu trục dầm đôi: Có thiết kế dạng hộp hoặc dàn không gian, gồm 2 dầm chính liên kết với dầm biên bằng liên kết cứng dạng gối. Cầu trục dầm đôi có tải trọng lớn từ 2- 100 tấn. Thường được các nhà xưởng yêu cầu chế độ làm việc nặng sử dụng.
Cầu trục quay: Đối với loại cầu trục này, thanh cần quay 360 xung quanh một cột cố định. Cầu trục quay phù hợp với việc nâng hạ trong nhà xưởng sửa chữa, các cảng bốc dỡ, những nơi có vị trí đặc biệt…
Cầu trục dựa tường: Được thiết kế phần thân gắn cố định với tường/cột nhà xưởng hoặc toàn bộ hệ khung của cầu trục chạy áp sát với một mé nhà.
Cầu trục monorail: Có hệ dầm là đường ray đơn có thể thẳng hoặc cong tuỳ theo nhu cầu sử dụng. Monorail phù hợp với các nhà xưởng có trần bê tông, có nhu cầu nâng hạ vật có tải trọng trung bình và nhỏ.
Cầu trục treo: là thiết bị nâng hạ có dầm chính được treo phía dưới dầm dọc. Không gian làm việc của cầu trục treo rất linh hoạt, khắc phục được nhược điểm về không gian của các nhà xưởng hạn chế về không gian. Tuy nhiên tải trọng của cầu trục dầm treo chỉ từ 1-10 tấn.
Phân loại theo mục đích sử dụng
Cầu trục cầu cảng: Có sức nâng hàng hoá tải trọng lớn. Được lắp đặt tại các cảng biển để nâng hạ, bốc dỡ hàng hoá, container lên xuống tàu hoặc phục vụ đóng tàu.
Cầu trục dùng trong nhà máy luyện kim: Loại cầu trục này thường làm việc trong môi trường khắc nhiệt (nhiệt độ cao, bụi bặm,.. ) với cường độ nặng. Được sử dụng trong các xưởng luyện kim để rót kim loại, múc xỉ có nhiệt độ cao.
Cầu trục phòng nổ: Được dùng trong nhà máy khí gas, hầm lò than,… có môi trường dễ gây cháy nổ.
Cầu trục chuyên dùng cho các công trình thuỷ điện: Dùng trong công tác vận hành lắp đặt tua bin, nâng hạ cửa xả, trạm nguồn,…
Cầu trục có cơ cấu mang hàng đặc biệt: nam châm từ, gầu ngoạm.
Phân loại cầu trục