Nhà máy thép tiền chế là loại hình nhà xưởng được các chủ đầu tư lựa chọn do có nhiều lợi ích về mặt kinh tế cũng như thời gian xây dựng.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nghi ngại về tuổi thọ cũng như độ bền của công trình nhà thép tiền chế. Hãy cùng An Thịnh tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ các giải pháp gia tăng tuổi thọ nhà thép tiền chế qua bài viết này.
Nhà máy thép tiền chế là công trình với toàn bộ phần khung (dầm, xà, cột,…) và bao che đều được làm từ thép.
Các công trình nhà máy thép tiền chế công nghiệp sẽ có tuổi thọ trên 50 năm, còn các công trình thép tiền chế thương mại như nhà trung tâm thương mại, nhà cao tầng,… có tuổi thọ trên 70 năm. Mặc dù vậy, độ bền của công trình nhà máy thép tiền chế còn ảnh hưởng bởi một số yếu tố chủ quan hoặc khách quan
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của nhà xưởng thép tiền chế
Độ bền của kết cấu thép
Do toàn bộ kết cấu của nhà xưởng thép tiền chế có thành phần chính là thép. Vậy nên chất lượng của thép là yếu tố chính quyết định đến tuổi thọ và độ bền của nhà xưởng.
Nếu các nhà đầu tư muốn công trình nhà thép tiền chế của mình bền vững, sử dụng được lâu dài thì cần chú ý đến:
Nguồn gốc của nguyên liệu thép: Tùy thuộc vào ngân sách dự án và tư vấn từ nhà thầu, chủ đầu tư có thể lựa chọn nguồn thép sản xuất tại Việt Nam, Nhật Bản,…Bên cạnh xuất xứ, thép nguyên liệu phải đảm bảo đạt các chứng nhận sản xuất
Chất lượng thép thành phẩm:nguyên nhân dẫn đến các việc hư hại các công trình nhà thép tiền chế chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân thép bị oxi hóa (rỉ). Chủ đầu tư cần phải sơn chống rỉ, sơn bảo vệ kết cấu thép theo tiêu chuẩn để gia tăng tuổi thọ của công trình.
Quá trình xây dựng thi công
Mỗi nhà xưởng thép tiền chế sẽ được thiết kế và lắp dựng riêng tùy theo nhu cầu. Để công trình nhà máy thép tiền chế đạt được độ bền và tuổi thọ cao nhất thì các khâu làm móng, lắp đặt khung dầm, cột, phần bao che,…cần thi đúng đúng theo bản vẽ thiết kế, quy trình, tiêu chuẩn an toàn.
Yếu tố môi trường
Việt Nam là một nước nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến độ bền của thép, dễ gây nên hiện tượng ăn mòn gây rỉ sét thép.
Bụi bẩn cũng ảnh hưởng một phần đến chất lượng của khung thép. Do đó, việc dọn dẹp và bảo dưỡng thường xuyên cũng giúp gia tăng độ bền của nhà máy thép tiền chế.
Đặc tính của mỗi nhà máy
Mục đích sử dụng của mỗi nhà máy cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tuổi thọ và độ bền của chúng.
Ví dụ: Các nhà máy công nghiệp nặng, sản xuất gang thép có nhiệt độ cao hoặc nhà máy hóa chất có môi trường axit sẽ dễ ăn mòn khung thép hơn => cần sơn, mạ bảo vệ các kết cấu khung thép giúp chúng tăng tuổi thọ.
Yếu tố vận hành
Khi đưa nhà máy vào sử dụng, chủ đầu tư cũng cần quan tâm đến yếu tố vận hành và bảo dưỡng. Việc ghi nhớ và yêu cầu kiểm tra định kỳ nhà máy thép tiền chế sẽ giúp các vấn đề hư hỏng, gỉ sét của khung thép được phát hiện và giải quyết sớm trước khi chúng ảnh hưởng lớn đến kết cấu của công trình.
So sánh nhà máy tiền chế thép với nhà bê tông cốt thép
Nhà bê tông cốt thép | Nhà thép tiền chế | |
Khả năng chịu lực | -Dễ dàng tính toán và thiết kế tải trọng công trình.
-Có khả năng chịu lực tốt – Tuy nhiên khó kiểm soát chính xác chất lượng theo yêu cầu đặt ra |
-Dễ dàng tính toán và thiết kế tải trọng công trình với tiết diện rất nhỏ
-Có khả năng chịu lực kéo, uốn, nén tốt cao hơn bê tông cốt thép -Độ chính xác cao, dễ kiểm soát chất lượng |
Khả năng kết hợp vật liệu | Có thể kết hợp với nhiều vật liệu truyền thống: bê tông, xi măng, gạch, đá, … | Có thể kết hợp với nhiều vật liệu thân thiện môi trường, vật liệu siêu nhẹ. |
Thiết kế kiến trúc | Tạo hình kiến trúc đa dạng, linh hoạt. Nhưng tốn nhiều chi phí. | Được thiết kế và chế tạo, lắp ráp theo bản thiết kế có sẵn tại nhà máy. Do đó thời gian thi công ngắn.
Khó có khả năng tạo hình hoa văn phức tạp |
Tuổi thọ | 40-100 năm | Trên 100 năm |
Chi phí | Chi phí cao | Rẻ hơn 10-40% so với nhà bê tông cốt thép |
Nâng cấp, bảo trì | Phải khoan, đục,… mỗi khi muốn chỉnh sửa hoặc mở rộng. | -Phần nâng cấp được sản xuất tại nhà máy, tại công trình phần kết cấu cũ được khoan sẵn lỗ neo bulong. Nên rất linh hoạt, tiện, nhanh chóng.
-Dễ dàng tháo dỡ, tái sử dụng. |
Thời gian thi công | -Khoảng 6 tháng-1 năm tùy vào diện tích và độ phức tạp của công trình
-Cần phải có thời gian chờ khô cột, dưỡng trần |
Các bộ phận được gia công tại nhà máy sau đó được lắp ghép lại => tiết kiệm rất nhiều thời gian so với nhà bê tông cốt thép do hạn chế được các công đoạn phụ |