Cần tuân thủ những quy định an toàn vận hành cầu trục để hạn chế tối đa những rủi ro, thiệt hại về người và tài sản. Góp phần nâng cao tuổi thọ của cầu trục và giảm thiểu hỏng hóc.
Những sự cố – tai nạn thường xảy ra trong quá trình vận hành cầu trục
Nguyên nhân
73% Do các hành vi không an toàn sau đây
- Sơ suất không chú ý
- Không tuân thủ những điều cấm
- Không theo đúng các quy trình an toàn
- Không đeo dùng trang thiết bảo hộ
- Vận hành thiết bị trong tình trạng sức khỏe không tốt
( còn lại là do thiên tai 3%,thiết bị hoặc môi trường không tốt 24% )
Những sự cố thường xảy ra
– Do nâng quá tải làm đứt dây cáp nâng tải, móc buộc tải
– Phanh của cơ cấu nâng bị hỏng, má phanh mòn quá mức quy định, mô men phanh quá bé
– Dây cáp, dây treo tải bị mòn hoặc bị đứt, mối nối cáp không đảm bảo, …
Yêu cầu kỹ thuật an toàn vận hành cầu trục
Đối với một số chi tiết quan trọng
Đối với dây cáp
Chọn cáp :
– Chọn cáp sử dụng phải có khả năng chịu lực phù hợp.
– Cáp nâng hạ phải có đủ chiều dài cần thiết (số vòng dự trữ còn lại trên tang cuốn cáp)
– Đối với cáp dùng để buộc thì đảm bảo góc tạo thành giữa các nhánh cáp không lớn hơn 90 độ.
-Tuân thủ quy định an toàn trong sử dụng khóa cáp
Dây cáp cầu trục và hướng dẫn cách dùng dây cáp an toàn khi vận hành
Xem thêm: Quy trình lắp đặt cầu trục và palang
Loại bỏ cáp
-Thường xuyên kiểm tra tình trạng dây cáp, căn cứ vào quy phạm để tiến hành loại bỏ cáp
Các biển hiện của dây cáp cần thay thế
Tang và ròng rọc
– Phải loại bỏ khi bị rạn nứt hoặc mòn quá tiêu chuẩn cho phép
Đối với phanh
Phải loại bỏ khi :
– Có vết nứt
– Đai phanh, má phanh mòn quá 50% chiều dày ban đầu,
– Bánh phanh mòn quá 30% chiều dày ban đầu.
Yêu cầu an toàn vận hành cầu trục
Trước khi vận hành
– Phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các cơ cấu và chi tiết quan trọng. Nếu phát hiện có hư hỏng phải khắc phục xong mới được đưa vào sử dụng.
– Phát tín hiệu cho nhiều người xung quanh biết, trước khi cho cầu trục hoạt động.
Trong khi vận hành
– Không cho phép nâng tải có khối lượng vượt trọng tải của thiết bị nâng. Tải phải được giữ chắc chắn không bị rơi, trượt trong quá trình chuyển tải.
– Cấm để người đứng lên tải khi nâng chuyển hoặc dùng người để điều chỉnh cân bằng tải.
– Tải phải được nâng cao hơn các chướng ngại vật ít nhất là 0,5m.
– Cấm đưa tải qua đầu người
– Chỉ được phép đón và điều chỉnh tải ở cách bề mặt người móc tải đứng một khoảng cách không dưới 0.2m và ở độ cao không trên 1m tính từ mặt sàn công nhân đứng.
– Tải phải được hạ xuống ở nơi quy định và đảm bảo sao cho tải không bị đổ, trượt rơi. Các bộ phận giữ tải chỉ được phép tháo ra khi tải đã ở tình trạng ổn định.
– Khi xếp hoặc dỡ tải lên các phương tiện vận tải phải tiến hành sao cho không làm mất ổn định của phương tiện.
– Cấm kéo hoặc đẩy tải khi đang treo.
– Phải có biện pháp đảm bảo an toàn và loại trừ khả năng gây sự cố tai nạn khi chuyển tải bằng thiết bị nâng qua nhà xưởng, khi dùng 02 hoặc nhiều thiết bị nâng để cùng nâng 01 tải.
– Phải ngừng hoạt động của thiết bị nâng khi phát hiện biến dạng dư của kết cấu kim loại; phanh của bất kỳ một cơ cấu nào bị hỏng; móc, cáp, ròng rọc, tang bị mòn quá giá trị cho phép, bị rạn nứt hoặc hư hỏng khác; đường ray của thiết bị nâng hư hỏng hoặc không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Hướng dẫn an toàn trong khi vận hành cầu trục
Trong móc cáp
– Không được để cáp treo đè lên nhau.
– Dùng các tấm đệm cáp dưới các chi tiết đã gia công và các chi tiết dễ trượt.
– Móc phải từ phía trong (cho đầu móc hướng ra ngoài).
– Tránh dùng một sợi cáp lại cuốn hai vòng quanh vật nâng để cẩu.
– Việc nâng hàng bằng cách luồn dây treo qua mắt treo của nó để bó vật nâng là không tốt nhưng có thể chấp nhận được trong trường hợp vật nâng là loại hàng dễ lăn hoặc không còn cách nào khác để treo hàng.
– Phải treo thùng hàng trên 4 dây treo.
– Đối với các hàng hoá là các ống thép đặc, các bó sắt, quàng dây treo một vòng để nâng hàng lên.
– Khi phải cẩu hàng bản mỏng, bắt chéo các dây treo trước khi nâng hàng.
– Góc treo phải nằm trong khoảng 60 độ.
Hướng dẫn sử dụng móc cáp an toàn